Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (“RCEP”) là một thỏa thuận giữa ASEAN và 6 đối tác có Hiệp định Thương mại Tự do với ASEAN (gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và New Zealand). Sau hơn 7 năm đàm phán, 15 thành viên của RCEP (ngoại trừ Ấn Độ) đã ký kết RCEP vào ngày 15/11/2020.
RCEP với 20 chương và 4 phụ lục có thể tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với quy mô GDP gần 27.000 tỷ USD. RCEP còn được kỳ vọng để thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam.
Song song với các FTA, RCEP tạo nên một khuôn khổ để đơn giản các thủ tục hải quan. Bên cạnh đó, hiệp định này còn thiết lập quy tắc về xuất xứ, tạo thuận lợi cho thương mại và tạo không gian cho kết nối các sản phẩm trong ASEAN.
Khi RCEP có hiệu lực, Việt Nam có thể gia tăng cơ hội xuất khẩu tới 14 nước châu Á thành viên. Điều này giúp cho nền kinh tế có thể phục hồi sau sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. RCEP sẽ góp phần tạo nên một cấu trúc thương mại mới trong khu vực, thúc đẩy toàn cầu hóa theo hướng tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại. Do vậy, nhìn chung thì RCEP có tầm quan trọng đối với Việt Nam.
Hiệp định còn tạo ra một môi trường với sự đa dạng các nền kinh tế. Chúng bao gồm các nền kinh tế với vốn đầu tư và công nghệ tiềm năng, nền kinh tế có nhiều nguyên liệu đầu vào. Đây là một tiền đề quan trọng cho sự phát triển toàn diện của chuỗi cung ứng, từ đó tạo ra một không gian sản xuất thống nhất.
Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều trở ngại. Khi RCEP có hiệu lực, áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng. Đặc biệt, các vấn đề pháp lý sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Quyền sở hữu, quyền sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử là một trong những vấn đề mà người tham gia cần lưu tâm. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần chú ý tới luật về cạnh tranh lành mạnh.
Nhìn chung, RCEP mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Nhà đầu tư nước ngoài cũng như doanh nghiệp trong nước cần phải chuẩn bị cẩn thận khi đầu tư và kinh doanh. Thêm nữa, Chính phủ Việt Nam có thể sẽ sớm ban hành các điều chỉnh về luật hiện hành để đáp ứng RCEP.
Nội dung nêu trên không phải là ý kiến tư vấn chính thức từ BLawyers Vietnam. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc góp ý về nội dung trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ consult@blawyersvn.com. Chúng tôi rất vui khi nghe từ bạn.