Làm thế nào để kinh doanh sản xuất và phân phối bia hợp pháp tại Việt Nam?

Một người Đức sống tại Việt Nam đã liên hệ chúng tôi về vấn đề này. Anh ấy muốn sử dụng một pháp nhân là công ty của cô vợ người Việt Nam (“Công Ty”) để lập một cơ sở tại miền Bắc Việt Nam để sản xuất và phân phối bia.

Theo thông tin ban đầu, cơ sở sản xuất xây dựng trên đất được Nhà nước cho thuê với thời hạn 50 năm. Dự kiến cơ sở sẽ đặt một nhà kho chứa máy móc để sản xuất bia và phía trước có quầy bar để phục vụ ăn uống. Công suất sản xuất bia có thể từ 1.000-2.000 lít/ ngày. Sản phẩm bia tạo ra dưới dạng lon 330ml và thùng 30 lít. Cơ sở sẽ phục vụ khách hàng tiêu dùng tại chỗ.

Để trả lời cho câu hỏi tiêu đề, BLawyers Vietnam đã chỉ ra 04 vấn đề để người Đức đó xem xét:

1. Công Ty đã có đăng ký ngành nghề sản xuất và kinh doanh bia chưa?

Chúng tôi đã xem xét Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công Ty để kiểm tra thông tin này và đề nghị Công Ty đăng ký bổ sung.

2. Các giấy phép nào mà Công Ty phải có để kinh doanh sản xuất và phân phối bia hợp pháp tại Việt Nam?

Chúng tôi bắt đầu bằng việc xem xét người Đức đó có muốn sở hữu vốn trong Công Ty hay không. Hiện Công Ty đang không có vốn đầu tư nước ngoài nhưng khi anh ấy có ý định này, sẽ có một số yêu cầu luật định mà anh và Công Ty phải đáp ứng. Một trong số đó là xin chấp thuận để mua vốn góp trong Công Ty và xin một giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam.

Sau đó, chúng tôi kiểm tra các điều kiện về:

  1. Kinh doanh thực phẩm: Cơ sở cung cấp đồ ăn, thức uống nên chú ý các vấn đề như xây dựng cơ sở theo phê duyệt, nguồn nước, buồng chứa bia…
  2. Công bố sản phẩm: Công Ty công bố và tự chịu trách nhiệm về tính an toàn của các sản phẩm mình sản xuất ra.
  3. Bảo vệ môi trường: Là một đơn vị sản xuất có phát sinh chất thải và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, Công Ty cần đặc biệt chú ý kiểm tra các phê duyệt về bảo vệ môi trường và xử lý chất thải (dạng rắn, lỏng, khí).
  4. Phòng cháy chữa cháy: Tùy thuộc vào kết cấu của cơ sở mà Công Ty có thể phải xin phê duyệt về thiết kế phòng cháy, chữa cháy và yêu cầu về phòng cháy chữa cháy.
  5. Bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là một trong những vấn đề cần xem xét.

3. Nếu Công Ty sử dụng một website để bán hàng online thì cần làm gì?

Đầu tiên, Công Ty cần kiểm tra kỹ các điều kiện để phân phối, bán lẻ bia thông qua hình thức thương mại điện tử. Một số điều kiện nổi bật như là áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hoặc thực hiện biện pháp ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin và mua bia.

Tiếp theo, Công Ty phải thông báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến.

Ngoài ra, khi quảng cáo bia trên website, Công Ty tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo.

4. Có nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa?

Câu trả là nên. Khi anh ấy đã xem xét nghiêm túc 3 vấn đề nêu ở trên thì vấn đề này là để bảo vệ việc đầu tư và kinh doanh lâu dài của anh và hạn chế rủi ro tranh chấp không đáng có.

Lưu ý, những thông tin chúng tôi nêu ở trên chỉ để tham khảo cho một vụ việc cụ thể, không áp dụng chung cho các vụ việc có thông tin tương tự.

Nội dung nêu trên không phải là ý kiến tư vấn chính thức từ BLawyers Vietnam. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc góp ý về nội dung trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ consult@blawyersvn.com. Chúng tôi rất vui khi nghe từ bạn.

Ngày: 03/3/2023

Người viết: Trinh Nguyễn & Minh Ngô

blawyersvn-cta-image

Yêu cầu tư vấn luật miễn phí

Vui lòng gọi cho chúng tôi hoặc điền vào mẫu đơn bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi bạn trong vòng 24 giờ đồng hồ.

This field is for validation purposes and should be left unchanged.