Tại sao báo cáo định kỳ về hoạt động đầu tư tại Việt Nam đóng một vai trò tối quan trọng?

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (“GCNĐKĐT”), một trong nghĩa vụ của Nhà đầu tư/ Tổ chức thực hiện dự án (sau đây gọi là “Nhà Đầu Tư”) là báo cáo hoạt động đầu tư cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, không phải Nhà Đầu Tư cũng lưu tâm đến vấn đề báo cáo này. Nhiều Nhà Đầu Tư dù đã thực hiện dự án nhiều năm nhưng vẫn chưa thực hiện việc báo cáo hoạt động đầu tư. Một số thì cho rằng cơ quan Nhà nước Việt Nam sẽ chẳng có thời gian xem hay kiểm tra các báo cáo này.

Vậy tại sao BLawyers Vietnam lại nêu câu hỏi ở trên? Chúng tôi sẽ trả lời ngay sau đây.

báo cáo đầu tư

1. Báo cáo định kỳ về hoạt động đầu tư là gì?

Pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có quy định cụ thể như thế nào là báo cáo định kỳ về hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng trong quá trình thực hiện dự án, Nhà Đầu Tư có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan đăng ký đầu tư (“CQĐKĐT”) và cơ quan thống kê trên địa bàn tỉnh về tình hình cụ thể, chi tiết của việc thực hiện dự án đầu tư hằng năm và hằng quý.

2. Việc báo cáo hoạt động đầu tư được thực hiện như thế nào?

Nhà Đầu Tư sẽ báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền về các nội dung sau: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động.

Việc báo cáo sẽ được thực hiện trực tuyến thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền.

3. Hậu quả pháp lý của việc không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà Nhà Đầu Tư phải chịu các hậu quả pháp lý sau:

a. Về biện pháp xử phạt vi phạm hành chính

Pháp luật Việt Nam đã quy định biện pháp xử phạt hành chính trong trường hợp vi phạm chế độ báo cáo hoạt động đầu tư. Cụ thể, Nhà Đầu Tư sẽ bị phạt tiền lên đến 50.000.000 VNĐ (~ 2.127 USD) khi thực hiện một trong các hành vi sau:

  • Không thực hiện chế độ báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn theo quy định;
  • Báo cáo không trung thực, không chính xác về hoạt động đầu tư;
  • Không gửi hồ sơ thông báo cho CQĐKĐT nơi đặt văn phòng điều hành trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC;
  • Không gửi thông báo cho CQĐKĐT trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư; hoặc
  • Không thông báo hoặc không gửi quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho CQĐKĐT trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động dự án đầu tư.
b. Về các biện pháp xử phạt bổ sung

Nhà Đầu Tư bị buộc như sau:

  • Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung;
  • Buộc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định;
  • Buộc thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư trong trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo; hoặc
  • Buộc gửi thông báo hoặc quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho CQĐKĐT.
c. Về rủi ro khi tiến hành việc điều chỉnh GCNĐKĐT

Khi có nhu cầu thực hiện điều chỉnh GCNĐKĐT, một trong những cơ sở để CQĐKĐT xem xét điều chỉnh GCNĐKĐT là báo cáo định kỳ về hoat động đầu tư của Nhà Đầu Tư. Trường hợp Nhà Đầu Tư chưa thực hiện chế độ báo cáo theo quy định, CQĐKĐT sẽ yêu cầu Nhà Đầu Tư rà soát bổ sung việc báo cáo trong một thời hạn nhất định. Nếu quá thời hạn này, Nhà Đầu Tư vẫn chưa hoàn thành chế độ báo cáo, họ sẽ chịu những rủi ro như:

  1. Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan thanh tra để xử lý vi phạm về đầu tư như đã nêu tại Mục 3.a, 3.b ở trên; và
  2. Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ dừng việc giải quyết hồ sơ đề nghị điều chỉnh GCNĐKĐT cho Nhà Đầu Tư. Nếu có nhu cầu tiếp tục điều chỉnh GCNĐKĐT, Nhà Đầu Tư sẽ phải nộp lại hồ sơ điều chỉnh như ban đầu.

Như vậy, Nhà Đầu Tư không chỉ mất một khoản tiền để nộp phạt mà còn ảnh hưởng đến việc triển khai/ thực hiện dự án. Đặc biệt, trong trường hợp có nhu cầu điều chỉnh nội dung liên quan đến vốn đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu hoạt động, việc chậm trễ báo cáo hoạt động đầu tư sẽ dẫn đến tổn thất lớn như: (1) Nhà Đầu Tư không thể thực hiện hoạt động kinh doanh trong thời gian dự kiến; (2) các hợp đồng vay vốn không thể giải ngân theo đúng thời hạn; và/ hoặc (3) Nhà Đầu Tư đối mặt với việc mất/ chậm các cơ hội tiềm năng.

Tóm lại, việc thực hiện báo cáo hoạt động đầu tư đóng một vai trò tối quan trọng. Để giảm thiểu/ hạn chế rủi ro không đáng có cho khách hàng là các nhà đầu tư trong và ngoài nước, BLawyers Vietnam cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn thường xuyên hỗ trợ khách hàng thực hiện công việc này một cách đầy đủ và đúng pháp luật.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc góp ý về nội dung trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ consult@blawyersvn.com. BLawyers Vietnam rất muốn nghe từ bạn!

Ngày: 21/07/2022

Người viết: Tuyến Phạm

Maybe you want to read:

Danh mục các báo cáo phải thực hiện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Việt Nam: Các loại báo cáo văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài phải nộp định kỳ

Chi nhánh tại Việt Nam: Các hạn chế pháp lý cần lưu ý

blawyersvn-cta-image

Yêu cầu tư vấn luật miễn phí

Vui lòng gọi cho chúng tôi hoặc điền vào mẫu đơn bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi bạn trong vòng 24 giờ đồng hồ.

This field is for validation purposes and should be left unchanged.