Các nguyên tắc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam

Trong các giao dịch xuyên biên giới, việc tránh đánh thuế hai lần là rất quan trọng. Do đó, để có thể đảm bảo được quyền lợi cho các đối tượng có liên quan, Việt Nam đã tham gia các hiệp định tránh đánh thuế hai lần (“DTAs”). Vậy nguyên tắc áp dụng của DTAs gồm những nội dung chủ yếu nào?

Thông qua bài viết này, BLawyers Vietnam xin cung cấp các thông tin về vấn đề này. 

DTAs

I. Đánh thuế hai lần là gì?

Đánh thuế hai lần là một sự kiện mà chủ thể nôp thuế nộp thuế hai lần cho cùng một đối tượng chịu thuế, ví dụ như thu nhập hay tài sản, phát sinh ở hai quốc gia khác nhau. Do đó, các quốc gia trên thế giới thường tham gia ký kết các DTAs để đảm bảo quyền của người nộp thuế là công dân nước mình.

II. Các nguyên tắc khi áp dụng DTAs

Tính đến nay, Việt Nam đã ký DTAs cùng với gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Do đó, khi áp dụng, xử lý thuế đối với từng trường hợp phải căn cứ theo quy định tại từng DTAs đối với từng nước/ vùng lãnh thổ.   Theo đó:

(i) Trường hợp có sự khác nhau giữa pháp luật quy định về thuế của Việt Nam và DTAs thì các quy định của DTAs sẽ được áp dụng.

(ii) Mức thuế suất sẽ đươc áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam nếu:

    • DTAs có các quy định rằng Việt Nam có quyền thu thuế đối với một loại thu nhập nào đó hoặc thu thuế với một mức thuế suất nhất định; và
    • Pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam chưa có quy định thu thuế đối với thu nhập đó hoặc quy định thu với mức thuế suất thấp hơn.

Như vậy, khi rơi vào trường hơp này, người nộp thuế sẽ không phải nộp thuế hoặc bị thu thuế với mức thuế suất thấp hơn.

(iii) Trường hợp khi Việt Nam thực hiện các quy định tại DTAs và có các thuật ngữ chưa được định nghĩa tại DTAs thì các thuật ngữ này sẽ có nghĩa như quy định tại pháp luật của Việt Nam cho các mục đích thuế tại thời điểm đó.

(iv) Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ký kết DTAs với Việt Nam sẽ thực hiện giải quyết vấn đề qua thủ tục thỏa thuận song phương nếu:

    • Xuất hiện một thuật ngữ chưa được định nghĩa tại DTAs và chưa được định nghĩa tại pháp luật của Việt Nam; hoặc
    • Xuất hiện một thuật ngữ đồng thời được định nghĩa tại pháp luật của cả hai nước.

(v) Đối với một thuật ngữ đồng thời được định nghĩa tại pháp luật thuế và các pháp luật khác thì định nghĩa tại pháp luật thuế sẽ được áp dụng để thực hiện DTAs.

III. Một số trường hợp từ chối áp dụng DTAs trên cơ sở nguyên tắc hưởng lợi DTAs

Trừ khi được quy định khác tại DTAs về giới hạn hưởng lợi DTAs, cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam sẽ từ chối đề nghị áp dụng những hiệp định này trong các trường hợp sau:

(i) Người đề nghị đề nghị áp dụng DTAs đối với số thuế đã phát sinh quá 03 năm trước thời điểm đề nghị áp dụng DTAs;

(ii) Khi mục đích chính của các hợp đồng hoặc các thỏa thuận là để được hưởng miễn hoặc giảm thuế theo DTAs; và

(iii) Người đề nghị áp dụng DTAs không phải là người chủ sở hữu thực hưởng của khoản thu nhập mà số thuế liên quan đến khoản thu nhập đó được đề nghị miễn, giảm theo DTAs.

Tóm lại, DTAs đã tạo ra những đóng góp quan trọng trong việc tránh đánh thuế hai lần và ngăn chặn trốn thuế, buôn lậu đối với thuế thu nhập và tài sản. Việc nắm bắt các nguyên tắc của việc áp dụng DTAs sẽ có tác động đáng kể đối với người nộp thuế.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc góp ý về nội dung trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ consult@blawyersvn.com. BLawyers Vietnam rất muốn nghe từ bạn!

Ngày: 09/03/2022

Người viết: Tuyến Phạm

Maybe you want to read:

Thuế thu nhập: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam

Chính sách thuế đối với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh điện mặt trời mái nhà

Danh mục các báo cáo phải thực hiện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

blawyersvn-cta-image

Yêu cầu tư vấn luật miễn phí

Vui lòng gọi cho chúng tôi hoặc điền vào mẫu đơn bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi bạn trong vòng 24 giờ đồng hồ.

This field is for validation purposes and should be left unchanged.