M&A tại Việt Nam: Lưu ý về sở hữu chéo trong mối quan hệ công ty mẹ và công ty con

Ngày viết: 25/12/2021

Tác giả: Linh Nguyễn

Sở hữu chéo trong mô hình công ty mẹ con tại Việt Nam không phải là hiếm. Đặc trưng cơ bản của loại hình sở hữu này là quyền kiểm soát của một công ty với công ty khác dựa trên việc sở hữu một phần vốn điều lệ. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam có nhiều quy định để hạn chế tình trạng sở hữu chéo trong mối quan hệ công ty mẹ con. Thông qua bài viết này, BLawyers Vietnam sẽ trình bày về những trường hợp bị cấm sở hữu chéo giữa công ty mẹ và công ty con và chế tài xử phạt khi có vi phạm.

M&A tại Việt Nam: Sở hữu chéo trong công ty mẹ con

1. Sở hữu chéo là gì?

Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau. Hiểu một cách đơn giản nhất về hình thức sở hữu này là doanh nghiệp A sở hữu doanh nghiệp B và doanh nghiệp B cũng sở hữu doanh nghiệp A.

Cross-ownership between parent subsidiary companies-1

Thực tiễn tồn tại các mô hình như sau:

(i) Các doanh nghiệp sở hữu chéo nhau, đồng thời bản thân mỗi doanh nghiệp này cũng sở hữu chéo với doanh nghiệp kế tiếp.

Cross-ownership between parent subsidiary companies-2

(ii) Các doanh nghiệp sở hữu chéo theo mô hình tuần hoàn, hay còn gọi là sở hữu vòng tròn.

Cross-ownership between parent subsidiary companies-3

(iii) Các doanh nghiệp sở hữu chéo nhau và đồng thời sở hữu chéo với những doanh nghiệp khác.

Cross-ownership between parent subsidiary companies-4

(iv) Một doanh nghiệp đứng vị trí trung tâm thực hiện mối quan hệ sở hữu chéo với những doanh nghiệp khác.

Cross-ownership between parent subsidiary companies-5

Như vậy, nếu chỉ có một doanh nghiệp sở hữu phần vốn của một doanh nghiệp khác, mà không có chiều ngược lại, thì không xuất hiện tình trạng sở hữu được bàn ở bài này.

2. Cách xác định quan hệ công ty mẹ và công ty con

Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020 thì một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
  2. Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó; hoặc
  3. Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

3. Các trường hợp không được sở hữu chéo

Luật Doanh Nghiệp 2020 cấm sở hữu chéo trong hai trường hợp sau đây:

  1. Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ.
  2. Các công ty con của cùng một công ty mẹ (công ty anh em) không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam không điều chỉnh quan hệ sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp không có mối quan hệ mẹ – con như nêu tại Mục 2 ở trên.

4. Xử phạt hành vi vi phạm

Phạt vi phạm hành chính

Doanh nghiệp sẽ bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư nếu có tình trạng sở hữu vi phạm trong công ty mẹ, công ty con. Cụ thể doanh nghiệp vi phạm là sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. Công ty con đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ;
  2. Các công ty con của cùng một công ty mẹ cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau; hoặc
  3. Các công ty con có cùng công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài bị phạt hành chính, doanh nghiệp vi phạm còn buộc phải thực hiện khắc phục hậu quả như sau:

  1. Buộc thoái vốn, rút cổ phần từ công ty mẹ hoặc công ty con khác; hoặc
  2. Buộc thoái vốn khỏi doanh nghiệp được thành lập.

Tóm lại, trong mối quan hệ công ty mẹ con có sở hữu lẫn nhau sẽ bị hạn chế theo pháp luật Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp cần nắm rõ các trường hợp nào bị cấm để hạn chế các rủi ro pháp lý có thể xảy ra, đặc biệt trong quá trình thực hiện M&A hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc góp ý về nội dung trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ consult@blawyersvn.com. BLawyers Vietnam rất muốn nghe từ bạn!

Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:

3 vấn đề cần xem xét khi mua tài sản trong giao dịch M&A

Căn cứ pháp lý nào sẽ ảnh hưởng đến các giao dịch M&A từ năm 2021?

Rủi ro thường gặp hậu giao dịch mua bán và sáp nhâp (M&A)

Các hình thức huy động vốn của các công ty tại Việt Nam và một số rủi ro pháp lý cần lưu ý

 

blawyersvn-cta-image

Yêu cầu tư vấn luật miễn phí

Vui lòng gọi cho chúng tôi hoặc điền vào mẫu đơn bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi bạn trong vòng 24 giờ đồng hồ.

This field is for validation purposes and should be left unchanged.