Ngày viết: 06/04/2021
Tác giả: Thảo Bùi
Tranh chấp thương mại có thể phát sinh bất cứ khi nào trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại. Trước khi khởi kiện tranh chấp thương mại, các bên cần cân nhắc một số yếu tố cơ bản. Qua bài viết này, BLawyers Vietnam xin đưa ra một số lưu ý về vấn đề này.
1. Các loại tranh chấp thương mại
Có 05 loại tranh chấp thương mại phổ biến như sau:
- Tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ hoặc chuyển giao công nghệ giữa các cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp giữa những người không phải là thành viên của công ty nhưng có liên quan đến giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp với công ty và/ hoặc các thành viên của công ty.
- Tranh chấp giữa công ty và các thành viên; tranh chấp giữa công ty trách nhiệm hữu hạn và người quản lý công ty hoặc giữa công ty cổ phần với các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc giữa các thành viên của công ty về việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, tổng chia, tách một phần, điều chuyển tài sản và/ hoặc chuyển đổi tổ chức của công ty.
- Tranh chấp dân sự khác liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Do đó, doanh nghiệp nên nhận dạng loại tranh chấp thương mại trước khi kiện tranh chấp thương mại.
2. Các phương thức giải quyết tranh chấp
Pháp luật cho phép các bên giải quyết tranh chấp thương mại dưới nhiều hình thức khác nhau với những ưu, nhược điểm khác nhau. Theo đó, các bên có thể lựa chọn một trong các phương thức sau:
- Tự thương lượng giữa các bên
- Hòa giải thương mại
- Giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài
Đối với tự thương lượng và hòa giải thương mại, các phương thức này dựa trên thiện chí của các bên và sẽ giúp các bên tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí pháp lý phát sinh. Tuy nhiên, để hòa giải, các bên cần phải trả thêm chi phí giải quyết vụ việc cho việc thuê hòa giải viên. Riêng phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài là đặc thù và sẽ được phân tích rõ trong phần 3 dưới đây.
3. Thẩm quyền giải quyết
Trọng tài thương mại hoặc Tòa án có quyền giải quyết tranh chấp thương mại. Lưu ý, trọng tài chỉ giải quyết khi có thỏa thuận trọng tài. Các bên liên quan có thể thỏa thuận trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án hoặc Trọng tài cũng có những ưu và nhược điểm của phương thức đó. Các bên có thể cân nhắc vấn đề này. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của từng cơ quan giải quyết:
-
Trọng tài
- Thứ nhất, việc giải quyết bằng Trọng tài sẽ được tiến hành nhanh chóng với thủ tục rút gọn.
- Thứ hai, phiên xét xử không được công khai trừ khi có thỏa thuận khác của các bên. Như vậy sẽ hạn chế việc tiết lộ bí quyết kinh doanh và giữ hình ảnh công ty.
- Thứ ba, phán quyết của trọng tài là phán quyết cuối cùng nên có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành ngay lập tức và quyền kháng cáo trong trường hợp này là vô hiệu.
-
Tòa án
- Thứ nhất, chi phí giải quyết tại Tòa án thấp và hợp lý.
- phán quyết của Tòa án có giá trị bắt buộc thi hành khi có hiệu lực. Cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm bảo đảm cho các bên thi hành án.
- Thứ hai, tranh chấp có thể được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau vì trải qua nhiều cấp xét xử.
- Thứ ba, quyết định của Tòa án có tính cưỡng chế cao vì Tòa án là cơ quan tư pháp của Nhà nước.
4. Thời hạn nộp đơn kiện thương mại
Các bên chỉ có thể khởi kiện trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Xin lưu ý rằng trong một số trường đặc biệt, giới hạn đó có thể được thay đổi tùy thuộc vào lĩnh vực tranh chấp cụ thể.
Kết lại, việc giải quyết tranh chấp hiện nay đã được linh động hơn do có nhiều hình thức giải quyết. Tuy nhiên, tùy thuộc vào pros và cons của mỗi hình thức mà bên liên quan nên cân nhắc và quyết định sử dụng biện pháp nào.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về nội dung nêu trên, vui lòng gửi cho BLawyers Vietnam đến địa chỉ email consult@blawyersvn.com.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:
Công nhận và cho thi hành bản án dân sự của tòa án, phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam