04 lưu ý để thi hành phán quyết trọng tài ban hành ở nước ngoài tại Việt Nam

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc tế và giao lưu thương mại, nhu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam cũng bắt đầu tăng theo. Tuy nhiên, việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ở Việt Nam phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định. Qua bài viết này, BLawyers Vietnam sẽ giới thiệu 4 lưu ý để thi hành phán quyết trọng tài ban hành ở nước ngoài tại Việt Nam.

1. Phán quyết của trọng tài ở nước ngoài không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam sẽ là căn cứ để Tòa án xem xét hủy phán quyết đó. Do đó, khi phán quyết của trọng tài ở nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, Tòa án có thể từ chối yêu cầu cho thi hành phán quyết của trọng tài ở nước ngoài tại Việt Nam hoặc chấp nhận yêu cầu không công nhận phán quyết này tại Việt Nam.

Khái niệm “trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” được giải thích tại Điều 14.2.đ của Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP. Theo đó, “phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” là phán quyết vi phạm các nguyên tắc xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam.

Xem thêm Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực theo luật Việt Nam cần đáp ứng 3 điều kiện nào?

2. Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài phải phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc các quy định pháp luật của nước nơi quyết định của Trọng tài Nước ngoài được tuyên

Theo quy định của pháp luật, Tòa án không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài khi thành phần của Trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của Trọng tài nước ngoài không phù hợp với thỏa thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi phán quyết của Trọng tài nước ngoài đã được tuyên.

Do đó, khi tiến hành thủ tục trọng tài ở nước ngoài, các bên cần nắm rõ quy tắc trọng tài nước ngoài, luật trọng tài nước ngoài mà các bên đã thỏa thuận để xem xét tính hợp pháp của thủ tục trọng tài đó nhằm giúp cho thỏa thuận trọng tài được công nhận tại Việt Nam.

3. Các bên ký kết thỏa thuận trọng tài phải có năng lực để ký kết thỏa thuận đó theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên

Năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài là một trong những căn cứ để Tòa án xem xét công nhận thi hành phán quyết trọng tài ở nước ngoài tại Việt Nam. Căn cứ công nhận này bao gồm: năng lực về thể chất, tinh thần, không có thẩm quyền thay mặt pháp nhân hoặc người ký kết chưa đủ tuổi ký kết (người chưa thành niên).

Pháp luật Việt nam quy định rằng luật áp dụng để xác định năng lực là “luật áp dụng đối với mỗi bên”. Do đó, Tòa án sẽ căn cứ vào pháp luật áp dụng cho mỗi bên để xác định xem người đã ký thỏa thuận trọng tài có năng lực ký thỏa thuận trọng tài đó hay không.

Ngoài ra, Tòa án cũng sẽ áp dụng nguyên tắc xung đột pháp luật cho cá nhân nước ngoài tại Điều 466 và 467 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cho pháp nhân nước ngoài để xác định pháp luật áp dụng. Theo đó:

  • Năng lực pháp luật của cá nhân nước ngoài được xác định theo luật của nước nơi người đó có quốc tịch.
  • Năng lực pháp luật của doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài được xác định theo luật của nước nơi doanh nghiệp, tổ chức đó được thành lập.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành phải được thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định Trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài nước ngoài hoặc được thực hiện quyền tố tụng của mình

Đây là căn cứ để Tòa án từ chối thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài khi bên phải thi hành án không có cơ hội bình đẳng để trình bày vụ việc của mình . Trường hợp này bao gồm:

  • Bên phải thi hành án không được thông báo về việc bổ nhiệm trọng tài viên;
  • Bên phải thi hành án không được thông báo về thủ tục trọng tài; hoặc
  • Bên phải thi hành án không thể trình bày vụ việc của mình.

Xem thêm Công nhận và cho thi hành bản án dân sự của tòa án, phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc góp ý về nội dung trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ consult@blawyersvn.com. BLawyers Vietnam rất muốn nghe từ bạn!

Ngày viết: 05/01/2022

Tác giả: Huy Nguyễn

Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:

Đóng dấu văn bản – khi nào phải có?

Chứng nhận lãnh sự và Hợp pháp hóa lãnh sự: Những điều khác biệt đặc biệt

Xung đột pháp luật về hợp đồng theo luật Việt Nam và 4 nguyên tắc giải quyết xung đột

blawyersvn-cta-image

Yêu cầu tư vấn luật miễn phí

Vui lòng gọi cho chúng tôi hoặc điền vào mẫu đơn bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi bạn trong vòng 24 giờ đồng hồ.

This field is for validation purposes and should be left unchanged.